0936 656 929

Tốc độ tối đa của xe ô tô trong và ngoài khu vực đông dân cư từ 1/1/2025

Nắm rõ quy định về tốc độ tối đa của xe ô tô trong và ngoài khu vực đông dân cư từ 1/1/2025 giúp tài xế lái xe an toàn, tránh vi phạm khi tham gia giao thông. Dưới đây là những cập nhật quan trọng bạn cần biết.

Theo Điều 6 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT thì tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới (trong đó có xe ô tô) tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) được quy định cụ thể như sau:

* Trong khu vực đông dân cư

Tốc độ khai thác tối đa đối với xe cơ giới khi tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư:

Tốc độ khai thác tối đa đối với xe cơ giới khi tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư

(*): Theo khoản 1 Điều 34 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 trừ khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026), xe cơ giới bao gồm:

– Xe ô tô bao gồm: xe có từ bốn bánh trở lên chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để di chuyển trên đường bộ, không chạy trên đường ray, dùng chở người, hàng hóa, kéo rơ moóc, kéo sơ mi rơ moóc hoặc được kết cấu để thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt, có thể nối với đường dây dẫn điện; xe ba bánh có khối lượng bản thân trên 400 kg; xe ô tô không bao gồm loại xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ;

– Rơ moóc là loại xe không có động cơ để di chuyển, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ và được kéo bởi xe ô tô; phần lớn khối lượng toàn bộ rơ moóc không đặt lên xe kéo;

– Sơ mi rơ moóc là xe không có động cơ để di chuyển, được thiết kế, sản xuất để di chuyển trên đường bộ và được kéo bởi xe ô tô đầu kéo, một phần đáng kể khối lượng toàn bộ đặt lên xe ô tô đầu kéo;

– Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ là loại xe có từ bốn bánh trở lên, chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để di chuyển trên đường bộ, có kết cấu để chở người, vận tốc thiết kế không quá 30 km/h, số người cho phép chở tối đa là 15 người (không kể người lái xe);

– Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ là loại xe có từ bốn bánh trở lên, chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để tham gia giao thông trên đường bộ, có kết cấu để chở hàng, có phần động cơ và thùng hàng lắp trên cùng một khung xe, có tối đa hai hàng ghế và được phép chở tối đa 05 người (không kể người lái xe), vận tốc thiết kế không quá 60 km/h và khối lượng bản thân không lớn hơn 550 kg; nếu xe sử dụng động cơ điện thì có công suất động cơ không lớn hơn 15 kW;

– Xe mô tô gồm: xe có hai hoặc ba bánh chạy bằng động cơ, được sản xuất để hoạt động trên đường bộ, trừ xe gắn máy; đối với xe ba bánh thì khối lượng bản thân không được lớn hơn 400 kg;

– Xe gắn máy là xe có hai hoặc ba bánh chạy bằng động cơ, xe được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, có vận tốc thiết kế không quá 50 km/h; nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3; nếu động cơ dẫn động là động cơ điện thì công suất của động cơ tối đa 04 kW; xe gắn máy không bao gồm loại xe đạp máy;

– Xe tương tự các loại xe được quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.

* Ngoài khu vực đông dân cư

Tốc độ khai thác tối đa cho phép xe cơ giới khi tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư:

Tốc độ khai thác tối đa cho phép xe cơ giới khi tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư

Lưu ý: Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo!

– Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực hoặc chưa áp dụng tại thời điểm bạn đang đọc!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.